Tìm hiểu về ngày đáo hạn của hợp đồng tương lai

Ngày đăng: 09/01/2023 lượt xem

Khác với thị trường cổ phiếu cơ sở, mỗi hợp đồng tương lai (HĐTL) trong chứng khoán phái sinh đều có ngày đáo hạn cụ thể. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu ngày đáo hạn của hợp đồng tương lai là gì?

Ngày đáo hạn hợp đồng tương lai là gì?

đáo hạn hợp đồng tương lai

Ngày đáo hạn hợp đồng tương lai là ngày hợp đồng tương lai sẽ ngừng giao dịch và chuyển đổi thành thanh toán bằng tiền mặt. Đến ngày đáo hạn, toàn bộ các vị thế đang mở cửa hợp đồng đáo hạn sẽ được xem là đóng vào cuối ngày. Toàn bộ lãi/ lỗ sẽ được thanh toán vào tài khoản nhà đầu tư vào hôm sau.

Ngày đáo hạn hợp đồng tương lai chỉ số VN30 được quy định là thứ Năm lần thứ 3 của tháng đáo hạn hợp đồng.

Theo quy định, tại mỗi thời điểm sẽ có 4 mã hợp đồng tương lai có hiệu lực đồng thời với thời gian đáo hạn là: ngày thứ Năm thứ 3 của tháng hiện tại, tháng kế tiếp và hai tháng cuối 2 quý tiếp theo.

Ví dụ: Tại ngày 01/07/2019, trên thị trường sẽ có những Hợp đồng tương lai với những ngày đáo hạn sau:

 

Mã HĐ Tài sản cơ sở Ngày niêm yết Tháng đáo hạn Ngày GD đầu tiên Ngày GD cuối cùng Ngày thanh toán cuối cùng
VN30F1907 VN30 17/05/2019 07/2019 17/05/2019 18/07/2019 19/07/2019
VN30F1908 VN30 21/06/2019 08/2019 21/06/2019 15/08/2019 16/08/2019
VN30F1909 VN30 18/01/2019 09/2019 18/01/2019 19/09/2019 20/09/2019
VN30F1912 VN30 19/04/2019 12/2019 19/04/2019 19/12/2019 20/12/2019

Nếu tại ngày hợp đồng tương lai đáo hạn, nhà đầu tư không đóng vị thế thì có chuyện gì xảy ra?

Nếu vào ngày đáo hạn hợp đồng tương lai, nhà đầu tư vẫn nắm giữ vị thế đến hết phiên đóng cửa, hợp đồng sẽ tự được tất toán lãi/ lỗ và thực hiện bù trừ thanh toán. Sau ngày giao dịch cuối cùng, hợp đồng đáo hạn sẽ không còn được giao dịch. Hợp đồng sẽ tự động thanh toán theo giá đóng cửa của chỉ số VN30 cơ sở.

Ví dụ: Nhà đầu tư đang có vị thế mua 1 hợp đồng VN30F1906, ngày đáo hạn là 20/06/2019, ngày thanh toán cuối cùng là 21/06/2019. Nhà đầu tư có thể:

  • Bán 1 hợp đồng VN30F1906 để đóng vị thế tháng 6 đang được nắm giữ.
  • Không thực hiện giao dịch đóng vị thế và nắm giữ đến hết ngày 20/06/2019.

Tại ngày 20/06/2019:

  • Giá hợp đồng VN30F1906 vào cuối phiên đóng cửa: 865.0
  • Chỉ số VN30 cuối phiên ATC ngày 20/06/2019:  864.59

Lúc này, nếu quý khách đặt bán HĐTL giá ATC thì hợp đồng sẽ được thanh toán lãi/ lỗ theo giá đóng cửa là 865.0

Còn nếu quý khách không đóng vị thế, hợp đồng sẽ được thanh toán lãi/ lỗ theo chỉ số VN30 là 864.59.

Trên đây là nội dung về ngày đáo hạn của Hợp đồng tương lai. Nhà đầu tư nên theo dõi diễn biến chênh lệch giá trên thị trường cơ sở và Hợp đồng tương lai để đưa ra được quyết định đúng đắn nhất.

Chúc nhà đầu tư giao dịch thành công!

Bài viết cùng chuyên mục

Rủi ro gì khi giá cơ sở và hợp đồng tương lai không hội tụ vào ngày đáo hạn

Rủi ro gì khi giá cơ sở và hợp đồng tương lai không hội tụ vào ngày đáo hạn

Trong quá trình đầu tư chứng khoán, một trong những rủi ro mà nhà đầu tư cần lưu ý là khi giá cơ sở và hợp đồng tương lai không...

mô hình bẫy giá

Mô hình bẫy giá và khoảng trống giá là gì trong đầu tư?

Mô hình bẫy giá xảy ra khi nào? Mô hình bẫy giá là khi giá thoát khỏi khu vực tích lũy trong ngắn hạn, khu vực tích lũy này thường được tính...

Chứng chỉ tiền gửi

Chứng chỉ tiền gửi là gì? Khác gì so với sổ tiết kiệm

Chứng chỉ tiền gửi (Certificate of Deposit – CD) là một trong những sản phẩm tài chính phổ biến và an toàn mà người gửi tiền thường chọn để đầu...